Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2016

Khám phá chuyện ngũ quả và ngũ hành độc đáo ngày tết

Cần cân đối giữa những trái cây có màu xanh hay màu nhạt, dịu mát tượng trưng cho âm với các trái màu nóng như đỏ cam, vàng rực… tượng trưng cho dương. Người Việt cũng thiên nhiều về hai hành thổ (sinh kim, tiền tài) và mộc (phát triển, nảy lộc, bám rễ lâu bền) nên mâm ngũ quả chủ yếu là các trái có vị ngọt (thuộc thổ) như lê, dưa hấu, đu đủ, xoài… và những trái có vị chua (thuộc mộc) như bưởi, cam.
Mùa xuân cũng là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa của sắc hoa tươi thắm mọi nhà. Việc chọn cây trái để chưng dịp tết sao cho phù hợp với thẩm mỹ và phong thủy là điều không ít gia chủ quan tâm.
Cũng như các thành phần khác trong không gian cư trú, cây cối chịu tác động của môi trường và thích ứng với môi trường thông qua biểu hiện hình thế như cao - thấp, to - nhỏ, cứng - mềm v.v. Nếu khéo chọn sao cho hài hòa âm dương, ngũ hành thì không những đem lại thẩm mỹ cao mà còn thúc đẩy sinh khí, hưng vượng cho nơi cư ngụ trong dịp xuân về.
Từ mâm ngũ quả
Xuất phát từ quan niệm về chuộng số lẻ của văn hóa phương Đông, về bộ ngũ hoàn hảo (ngũ hành, ngũ vị, ngũ sắc…), về sự đầy đủ (như bàn tay 5 ngón)… mà mâm trái cây dâng cúng tổ tiên và chưng ngày tết của người Việt được gọi là mâm ngũ quả, dù hiện nay không chỉ có 5 loại trái cây mà đến cả trên chục loại!
Và tùy theo vùng miền mà số lượng và loại trái chưng cũng khác nhau. Ví dụ như theo âm tiết Nam bộ thì mâm ngũ quả nên có cầu - vừa- đủ - xài - sung (bao gồm mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung hoặc chùm nho), nhưng lại không chưng nải chuối (sợ bị “chúi” cả năm) hay trái cam (sợ quýt làm cam chịu) như là ở miền Bắc (vốn chưng khá nhiều loại quả, miễn sao tươi tắn đẹp mắt là được).
Xét về mặt âm dương - ngũ hành thì một mâm ngũ quả hài hòa nên có các yếu tố bổ sung, tương hỗ cho nhau, như bản chất cuộc sống trong tự nhiên và xã hội đòi hòi như vậy.
Cần cân đối giữa những trái cây có màu xanh hay màu nhạt, dịu mát tượng trưng cho âm với các trái màu nóng như đỏ cam, vàng rực… tượng trưng cho dương. Người Việt cũng thiên nhiều về hai hành thổ (sinh kim, tiền tài) và mộc (phát triển, nảy lộc, bám rễ lâu bền) nên mâm ngũ quả chủ yếu là các trái có vị ngọt (thuộc thổ) như lê, dưa hấu, đu đủ, xoài… và những trái có vị chua (thuộc mộc) như bưởi, cam.
Đến ngũ hành sinh khắc của cây cối
Trong chọn cây chưng tết thì cách làm theo phong thủy là chọn cây theo hành làm chủ đạo (hành bản mệnh gia chủ), rồi bổ sung thêm hành sinh chủ và hành chủ sinh, điểm xuyết hành chủ khắc tại các vị trí xấu, còn lại để tự nhiên và bố trí theo công năng, thẩm mỹ.
Ví dụ một ngôi nhà với gia chủ thuộc hành kim, nhà sơn màu trắng xám, thì nên chọn các cây xén tròn, đặt trong chậu vuông hoặc tròn (thổ sinh kim), đồng thời có thể thêm một số cây thủy sinh để kim sinh thủy.
Cũng nên căn cứ vào đặc tính của nơi bố trí cây chứ không chỉ thuần yếu tố cá nhân, và có lúc khắc lại tốt hơn là sinh. Ví dụ nếu phòng khách có mảng sơn màu đỏ cam, thuộc hỏa, thì cây chưng đó nên có dạng thấp và nhấp nhô, tán tròn, lá xanh đậm có ánh trắng (thuộc kim và thủy, là hai hành xung khắc với hỏa) để giảm bớt tính hỏa. Gặp khoảng sân dạng vuông vức trong phố, diện tích hẹp, tường chung quanh kín (thuộc thổ) thì nên dùng cây thuộc hai hành mộc và thủy để khắc chế tương tác, giảm đi sự bằng phẳng vuông vức đơn điệu.
Nếu trường hợp này mà dùng hành hỏa (cây có hoa lá màu đỏ hoặc cam, dáng cây nhọn) nhằm tương sinh thì lại càng làm cho không gian thêm ngột ngạt.

Chia sẻ kinh nghiệm trong việc chơi hoa ngày Tết

Bên cạnh những loại hoa kể trên, gia chủ cũng không quên đặt nơi góc phòng khách hoặc trên bàn bày giữa phòng một chậu hoa tươi trang trí. Các loại hoa được chọn thường là: đồng tiền, thủy tiên, các loại lan, cúc đại đóa, vạn thọ, tulip, chuối pháo... Ngoài ra, hoa hồng, cẩm chướng, loa kèn, huệ tây, lá măng, thạch thảo... cắm kèm sẽ tạo sự phong phú và mang ý nghĩa sum họp cho bình hoa ngày tết. Màu sắc tươi vui chủ đạo của bình hoa cũng ngụ ý cầu mong một năm mới làm ăn phát đạt, gia đình an khang và sung túc.
Hoa không chỉ để trang hoàng giúp phòng khách, bàn ăn thêm tươi xinh và bắt mắt mà việc chọn hoa, cắm hoa, chăm hoa còn trở thành một thú chơi thể hiện nét thanh tao trong những ngày Tết.
Hoa cho phòng khách
Trong tư tưởng người Việt, ngoài bàn thờ tổ tiên thì phòng khách chính là không gian được chăm chút nhất trong nhà bởi phòng khách được xem như "bộ mặt" của gia chủ, là nơi tiếp khách và thể hiện tính cách cũng như gu thẩm mỹ của chủ nhân. Trong những ngày giáp tết, việc trang hoàng nhà cửa lại càng được xem trọng. Nếu có có điều kiện sẽ phủ thêm lớp sơn mới trên tường, treo thêm tranh dân gian, tranh phong cảnh khổ lớn và thay rèm cửa, khăn trải bàn, vải bọc ghế... Và không thể không kể đến những chậu hoa tươi được đặt trong phòng khách.
Hoa mai (miền Nam), đào hoặc tầm xuân (miền Bắc) là những loại hoa phổ biến nhất trong này tết bên cạnh những chậu bonsai nhỏ hay những chậu quất trĩu quả. Đây là những loại hoa tượng trưng cho mỗi vùng miền báo hiệu mùa xuân về nên từ lâu đã trở thành biểu tượng thân quen trong cái tết của người Việt. Hoa mai, đào hay thủy tiên đều rất kén nhiệt độ nên phải có kinh nghiệm và phải được chăm chút kí từ rằm tháng Chạp trở đi mới có thể tạo nên một chậu hoa đẹp.
Bên cạnh những loại hoa kể trên, gia chủ cũng không quên đặt nơi góc phòng khách hoặc trên bàn bày giữa phòng một chậu hoa tươi trang trí. Các loại hoa được chọn thường là: đồng tiền, thủy tiên, các loại lan, cúc đại đóa, vạn thọ, tulip, chuối pháo... Ngoài ra, hoa hồng, cẩm chướng, loa kèn, huệ tây, lá măng, thạch thảo... cắm kèm sẽ tạo sự phong phú và mang ý nghĩa sum họp cho bình hoa ngày tết. Màu sắc tươi vui chủ đạo của bình hoa cũng ngụ ý cầu mong một năm mới làm ăn phát đạt, gia đình an khang và sung túc.
Có nhiều cách cắm khác nhau, có thể cắm trong bình thủy tinh, sành, sứ cao cổ hoặc những dạng đĩa cạn tùy theo không gian nơi bố trí hoa. Với bàn kê thấp nên chọn loại bình cao cổ, các loại hoa cao như loa kèn, chuối pháo... và chậu dạng đĩa hoặc tô thủy tinh nên đặt trên bàn ghế kê cao.
Trang trí bàn ăn
Ngoài phòng khách, bàn ăn cũng là nơi được chú ý trang trí, vì với người Việt, tết là dịp mọi người sum họp quây quần bên mâm cơm để ôn lại chuyện cũ cà chúc tụng nhau. Không cầu kì như bàn tiệc của một số nước phương tây có nến, hoa tươi và khăn ăn, nhiều gia chủ chỉ đặt trên bàn ăn một bình hoa lớn trang trí. Hoa có thẻ bày giữa bàn hoặc trên kệ bếp bên cạnh bàn ăn nhưng dù ở vị trí nào thì sắc màu của các loại hoa cũng góp phần tô điểm cho căn bếp thêm tươi vui, đầm ấm.
Tùy theo màu khăn trải bàn mà chọn loại hoa và bình khác nhau để tạo cho bàn ăn tính thẩm mĩ và sự hài hòa. Theo chuyên gia cắm hoa Bảo Florist., nếu khăn trải bàn màu trắng thì bình hoa phải tạo được sự sang trọng cho khung cảnh bằng các loại hoa màu vàng, chen lẫn các loại lá trang trí màu xanh cắm thật đơn giản.
Nên cắm hoa bằng loại bình thấp sát bàn và độ cao của hoa không vượt qua mặt người ngồi trên ghế hoặc chọn bình pha lê và cắm hoa cao hẳn so với tầm ngồi để không che khuất tầm mắt mọi người. Còn với các loại khăn trải bàn có nhiều họa tiết hoặc màu sậm nên chọn hoa có màu thật nổi bật để tạo được điểm nhấn về màu sắc cho bàn ăn.
Bí quyết giữ hoa tươi lâu
Có rất nhiều cách để giữ hoa tươi lâu, theo cửa hàng Những chàng trai cho biết, nếu bạn tự cắm, nên cắm gốc hoa trước khi cắm và thay nước thường xuyên, dùng bình phun sương hoặc phơi sương vào buổi tối để hoa tươi lâu nhưng không xịt quá nhiều.
Trước khi cắm hoa, nên vệ sinh bình thật sạch tránh các loại vi khuẩn làm hại hoa. Còn với các loại hoa đã cắm sẵn ở tiệm, bạn chỉ cần phun sương cho hoa vì cửa hàng đã có cách giữ hoa tươi suốt 4 ngày tết. Ngoài ra, còn một số kinh nghiệm khác cũng rất đáng tham khảo như: cho vào nước cắm hoa một viên B1 hoặc cho chút muối ăn và đường cát trắng, hoa sẽ tươi dài ngày hơn.
Với thị trường hoa ngày càng phong phú và thêm nhiều loại hoa nhập ngoại, gia chủ có thể tự chọn các loại hoa cà bình cắm hoặc đặt mua hoa cắm sẵn tại các hiệu hoa tùy theo khả năng và sở thích của mỗi người.

Lựa chọn sơn lại nhà để đón năm mới

Các thao tác trên có thể được sử dụng cho các bức tường còn lại của phòng và bạn vẫn cần chú ý đến các góc tường, nơi không thể sử dụng con lăn mà thay vào đó bạn nên sử dụng chổi quét để đảm bảo tính thẩm mỹ cao cho công việc bạn đang thực hiện. Khoảng thời gian cần thiết sau khi đã thực hiện xong việc lăn sơn lần thứ nhất là 24 giờ để nước sơn khô hoàn toàn.
Căn hộ nhà bạn có diện tích không rộng lắm, trần thì khá thấp và bạn đang muốn tìm giải pháp khiến những căn phòng cao hơn và rộng hơn?
Cách hiệu quả nhất mà bạn có thể làm để cải thiện hiện trạng trần nhà thấp đó là sơn lại tường phòng. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể để giúp bạn có được một không gian sống cao hơn và rộng hơn.
Bạn cần phải bắt đầu công việc với việc sơn trần trước tiên, màu sơn nên chọn là những tông màu sáng. Khi sơn, bạn nên chú ý đến phần góc giao nhau giữa trần và các bức tường vì đây là vị trí khá là khó để thao tác. Đối với tường, đoạn sát với trần nhà (có chiều dài khoảng 20 cm tính từ trần nhà) nên được sơn cùng màu với màu sơn trần.
Các thao tác trên có thể được sử dụng cho các bức tường còn lại của phòng và bạn vẫn cần chú ý đến các góc tường, nơi không thể sử dụng con lăn mà thay vào đó bạn nên sử dụng chổi quét để đảm bảo tính thẩm mỹ cao cho công việc bạn đang thực hiện.
Khoảng thời gian cần thiết sau khi đã thực hiện xong việc lăn sơn lần thứ nhất là 24 giờ để nước sơn khô hoàn toàn.
Để tạo cảm giác trần nhà cao hơn thì lựa chọn giải pháp sơn sọc đứng cho căn phòng là hiệu quả hơn cả. Và để thực hiện công việc này bạn có thể sử dụng băng dính giấy để đánh dấu những sọc màu mình sẽ sơn.
Thường thì mỗi sọc đứng trên tường nên có độ rộng là 15cm, trước khi dùng băng dính để dán phân chia những sọc màu thì bạn hãy dùng thước đo và bút chì mềm để đánh dấu rồi mới dán băng để đảm bảo độ chính xác cao.
Sau khi đã hoàn thành công việc chuẩn bị, bạn có thể bắt tay vào công việc sơn những sọc đứng cho tường nhà. Khi sơn nên chú ý không để con lăn tràn qua vạch băng dính giấy đánh dấu trên tường, sơn đều tay từ trên xuống dưới và không thấm con lăn quá đẫm sơn.
Khi đã hoàn tất việc sơn tường, bạn nên đợi ít nhất hai giờ đồng hồ để sơn khô rồi mới bóc băng dính đánh dấu. Không phải là một công việc quá phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ thuật nhưng chắc chắn nó sẽ có thể cải thiện đáng kể hạn chế trần quá thấp trong căn hộ nhà bạn.

Hướng dẫn trang trí bàn thờ gia tiên ngày tết ấm cúng

Không phải đợi lúc năm hết tết đến, nhân dịp giỗ chạp hay vào những ngày sóc vọng, người ta mới dọn dẹp và chăm chút bàn thờ. Tuy nhiên, phải vào những ngày cận Tết, chúng ta mới thấy hết được không khí bận bịu, tất bật của việc dọn dẹp và chuẩn bị sắm sửa đồ thờ. Từ việc đánh sáng lại bộ tư đồng, lau chùi khung ảnh, thay cát bát hương (nhang)... đều thể hiện cho nhu cầu giao hòa, gắn kết mật thiết giữa thế giới hữu tình và thế giới tâm linh thiêng liêng.
Chăm chút bàn thờ là cách để con cháu bày tỏ lòng yêu kính và tưởng nhớ đế ông bà tổ tiên, vì thế, mỗi độ năm hết, Tết đến công việc này được mọi người chú ý trước tiên.
Thờ phụng tổ tiên là một trách nhiệm có tính cách luân lý đối với người Việt Nam, nó thể hiện cho nhu cầu được phát lộ tình cảm và niềm tin huyết thống trong môi trường gia đình.
Giữ bàn thờ sạch bày tỏ lòng hiếu kính
Bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình, vì thế nó thường được đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà. Điều này không chỉ để tránh sự va chạm mà còn tránh gió, bụi bặm và côn trùng. Việc lau dọn sạch sẽ bàn thờ là công việc trước tiên và được thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ.
Công việc chăm chút bàn thờ là cách để con cháu bày tỏ lòng yêu kính và tưởng nhớ đế ông bà tổ tiên
Chổi quét hoặc khăn lau bàn thờ thường được dùng riêng, và rất hạn chế sự chung đụng. Nước lau bàn thờ thường được dùng từ nguồn nước sạch sẽ, có người còn dùng nước mưa thậm chí nước nấu từ lá trầu, lá bồ đề để lau.
Trong tâm thức người Việt, người đã khuất và người còn sống luôn có một mối quan hệ mật thiết với nhau. Không gian thờ tự là không gian thiêng liêng trong gia đình, là nơi lưu giữ nhiều ẩn ức tình cảm giữa các thế hệ, chính vì thế việc giữ gìn bàn thờ luôn sạch sẽ, mát mẻ không chỉ thể hiện sự chăm sóc và tôn kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên mà còn là sự chăm sóc đến cái tôi tâm linh ở mỗi con người.
Không phải đợi lúc năm hết tết đến, nhân dịp giỗ chạp hay vào những ngày sóc vọng, người ta mới dọn dẹp và chăm chút bàn thờ. Tuy nhiên, phải vào những ngày cận Tết, chúng ta mới thấy hết được không khí bận bịu, tất bật của việc dọn dẹp và chuẩn bị sắm sửa đồ thờ. Từ việc đánh sáng lại bộ tư đồng, lau chùi khung ảnh, thay cát bát hương (nhang)... đều thể hiện cho nhu cầu giao hòa, gắn kết mật thiết giữa thế giới hữu tình và thế giới tâm linh thiêng liêng.
Công việc quét tước nhà cửa thường là việc của phụ nữ trong nhà vì nó đòi tính cẩn thận, tỉ mỉ. Song việc bày bàn thờ ngày Tết lại được ưu ái dành cho quý ông, đơn giản vì việc ấy nặng nhọc hơn. Hơn thế, người đàn ông là chủ gia đình, phải đại diện chăm lo nơi cư ngụ của tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính.
Phụ nữ trong nhà thì lo việc bếp núc, nấu nướng và dọn dẹp gian bếp. Đó là cách nhìn từ văn hóa truyền thống xưa kia. Ngày nay, nhất là nơi đô thị, chúng ta không còn biệt rạch ròi việc này như trước. Việc bày biện hay thắp hương (nhang) trên bàn thờ không phân biệt nam nữ, tuổi tác như ở thôn quê. Tuy nhiên, để giữ nếp xưa, mọi nhà vẫn mời người lớn tuổi nhất họ hay nhất nhà ra khấn và thắp hương cho ông bà tổ tiên trong những ngày quan trọng như: tất niên, đêm giao thừa, mừng năm mới, cúng tiễn...
Chu đáo bày biện, lễ cúng
Trong gia đình Việt Nam ngoài việc chọn lựa vị trí trung tâm và cao ráo để đặt bàn thờ, người Việt còn chú ý xem hướng của ngôi nhà và tuổi của gia chủ để thấy nên đặt bàn thờ quay mặt về hướng nào là tốt nhất. Việc dọn dẹp hay bày biện bàn thờ vào ngày thường có thể qua loa, sơ sài vì lý do bận bịu làm ăn, thu vén tiền bạc... Song vào những ngày Tết, công việc này được yêu cầu có sự chu đáo nhất định.
Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ), hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư thế tam tài; ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến) tượng trưng cho mặt trời bên trái và mặt trăng ở bên phải. Khi cần giao tiếp với tổ tiên (có lúc thỉnh cầu, có lúc sám hối... người ta thường đốt nến (đèn dầu) và thắp hương. Mọi nguyện cầu theo các vòng khói hương chuyển đến ông bà tổ tiên.
Lễ vật dâng cúng thường bao gồm vài bộ quần áo, giấy tiền vàng mã cho các cụ, một vài cái chung (ly nhỏ, thấp) và một bình trà; đĩa hoa quả lớn đặt ở trung tâm bàn thờ, một bình hoa lớn và một bình rượu ngon. Xung quanh, ta có bày thêm bánh mứt cho cân đối và đẹp mắt.
Hoa để thờ cũng có nhiều loại, ví dụ hoa tươi hay hoa làm bằng giấy bạc (một bạc, một vàng biểu tượng cho một âm một dương, âm dương giao hòa) để có thể dùng được lâu. Đối với hoa tươi, người Việt Nam thường sử dụng hoa cúc, hoa huệ, hoa lay ơn, hoa mai, hoa đào trong cúng gia tiên ngày Tết...
Khoảng sáng 30 Tết, việc bày biện bàn thờ Tết phải được hoàn tất. Tuỳ theo điều kiện kinh tế hay văn hóa từng miền mà trên bàn thờ có thêm cặp dưa hấu xanh, gói thuốc lá, cặp bánh chưng hay bánh tét...
Việc thắp sáng cho bàn thờ ngày Tết cũng được bắt đầu từ ngày 30. Có nhà sử dụng loại hương vòng, hay hương que loại lớn, cháy liên tục trong nhiều ngày với nhiều ý nghĩa biểu trưng như các vì tinh tú đang tỏa sáng, sự chăm lo ân cần của con cháu...
Hương khói còn tạo nên một không khí ấm cúng nơi gian thờ, gắn kết tình cảm và ước nguyện hạnh phúc của mọi người trong một gia đình. Hương dùng cho những ngày Tết cũng thường là các loại hương có mùi thơm đặc biệt ví dụ như hương bài, hương trầm, hương nhài... là những loại hương có mùi thơm hết sức đặc trưng cho nhân dân ba miền ở Bắc - Trung - Nam.
Mâm ngũ quả ngày Tết.
Việc bày mâm ngũ quả xuất phát từ lý thuyết về ngũ hành: thuỷ - hỏa - mộc - kim - thổ những yếu tố tạo nên vũ trụ và sự vận hành của nó. Thông thường ngũ quả gồm 5 loại quả có các màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước: Phú (giàu có) - quý (sang trọng) - thọ (sống lâu) - khang (khỏe mạnh) - ninh (bình yên).
Mỗi một miền lại có một quan niệm riêng về ý nghĩa mâm ngũ quả. Người Nam bộ có cách đọc chại âm hay đơn tiết hóa một số từ, ví dụ chỉ tên trái mãng cầu thì gọi đơn tiết hóa là Cầu (mãng cầu: thoả mãn trong sự cầu xin) - Sung (sung: chỉ sự sung túc, sung mãn) - Vừa (đọc chệch âm là dừa: quả dừa) - Đủ (đơn tiết hóa của đu đủ và xài (là cách đọc chệch của âm xoài).
Trong khi đó, người miền Bắc hướng đến ý nghĩa biểu trưng nhiều hơn, quả phật thủ hay nải chuối như bàn tay che chở của đức phật cho tất cả mọi người; quả bưởi, dưa hấu thể hiện cho sự đầy đặn, trọn vẹn căng đầy sức sống; màu sắc thắm tươi của quýt, hồng tượng trưng cho sự may mắn, phồn thịnh cát tường.
Ngày nay, mâm quả trên bàn thờ tết người Việt phong phú hơn về chủng loại bởi sự góp mặt của những hoa quả ngoại nhập. Với tính dung hợp trong văn hóa, người Việt Nam luôn có thể tìm thấy tất cả những yếu tố thích hợp, có giá trị ý nghĩa đối với đời sống tâm linh của dân tộc mình.

Cuối cùng, những sản vật đẹp mắt nhất, tinh tuý nhất, được dâng bày với những tình cảm hiếu kính, trang trọng và thiết thân nhất. Bàn thờ tết không chỉ là nơi mà mọi người bày tỏ tình cảm gia đình, huyết thống mà đó còn là nơi chúng ta gửi gắm những lời chúc may mắn và một năm mới an khang, thịnh vượng hơn.

Tạo điểm nhấn cho ngôi nhà với phong cách kệ TV

Những mẫu kệ TV từ nhà thiết kế Bonalbo (Italia) được giới thiệu dưới đây lại rất phù hợp với cách bài trí và phong cách sống của người Việt Nam. Dù nhà bạn là nhà phố hay biệt thự, là những căn phòng chung cư hay chỉ đơn giản là một căn nhà cấp 4 đơn sơ. Bạn vẫn có thể tìm kiếm được những gợi ý cho mẫu kệ TV trong phòng khách của gia đình mình. Điều đặc biệt, Bonalbo còn là một trong số ít những nhà sản xuất kệ TV tính toán rất chi tiết và kỹ càng đến từng “thông số”. Từ trọng lượng của TV cho tới đường đi của dây điện, dây cáp phía sau kệ để đảm bảo tính thẩm mỹ.
Dù có sự khác biệt rõ rệt trong cách bài trí đồ nội thất ở phương Đông và phương Tây nhưng một điểm chung không thể tranh cãi là những chiếc TV cùng với tủ hay kệ đựng chúng vẫn không thể thiếu trong mỗi gia đình.
Một kệ TV đa năng giúp tiết kiệm được diện tích và thể hiện được phong cách bài trí của chủ nhân.
Ở Việt Nam, phòng khách thường là sự kết hợp giữa phòng tiếp khách và phòng sinh hoạt chung. Chính vì vậy, dù rất nhiều nhà đã có phòng sinh hoạt chung, phòng karaoke, phòng home theater riêng biệt, nhưng vẫn có một phòng khách. Và chiếc TV vẫn luôn được xem là trung tâm của phòng khách này. Dù là TV màn hình phẳng LCD, Plasma hay đơn giản chỉ là chiếc TV CRT cũ kỹ, các gia chủ vẫn luôn tìm cách bố trí và phối hợp với các vật dụng trong nhà như bàn ghế, kệ sách, đầu DVD, loa… sao cho tươm tất và hiện đại nhất có thể.
Ngày nay, việc chọn những chiếc kệ cho TV có kèm các ngăn kéo, các hộc chứa đồ hay thậm chí là giá sách để tạo phong cách đã được các gia chủ chọn lựa thay vì những chiếc tủ ly, tủ TV riêng biệt như xưa kia. Cách chọn này không chỉ giúp cho phòng khách của gia đình trở nên thoáng đạt hơn, hiện đại hơn mà còn một phần nào đó nói rõ lên được ý đồ của chủ nhân trong cách bài trí nội thất trong nhà.
Phòng khách hay phòng sinh hoạt chung trở nên thoáng đạt hơn khi tủ sách, kệ TV cùng giá trang trí được kết hợp với nhau.
Những mẫu kệ TV từ nhà thiết kế Bonalbo (Italia) được giới thiệu dưới đây lại rất phù hợp với cách bài trí và phong cách sống của người Việt Nam. Dù nhà bạn là nhà phố hay biệt thự, là những căn phòng chung cư hay chỉ đơn giản là một căn nhà cấp 4 đơn sơ.
Bạn vẫn có thể tìm kiếm được những gợi ý cho mẫu kệ TV trong phòng khách của gia đình mình. Điều đặc biệt, Bonalbo còn là một trong số ít những nhà sản xuất kệ TV tính toán rất chi tiết và kỹ càng đến từng “thông số”. Từ trọng lượng của TV cho tới đường đi của dây điện, dây cáp phía sau kệ để đảm bảo tính thẩm mỹ.
Nếu bạn không dồi dào tài chính để có thể sở hữu một chiếc kệ TV chính hiệu Bonalbo, thì bạn cũng có thể tham khảo những mẫu kệ này đã đặt đóng hoặc tìm kiếm ý tưởng cho một mẫu kệ hoàn hảo hơn, phù hợp hơn với khả năng tài chính cũng như phong cách của mình.
Kệ TV đơn giản thích hợp cho những ngôi nhà phố hoặc chung cư.
Nếu nhà phố, hoặc chung cư, bạn chỉ cần những loại kệ đơn giản, không có nhiều tầng, nhiều ngăn ở trên cũng như xung quanh và ít chi tiết.
Kệ nhiều tầng để tận dụng chỗ trang trí và làm giá sách.
Đơn giản, hiện đại là chủ đề mà bạn muốn nhấn mạnh cho phòng khách, thì những mẫu kệ với các vị trí để sắp đặt một vài phụ kiện như lọ hoa, hoặc phù điêu, tượng, đèn bàn… sẽ là sự lựa chọn lý tưởng.
Thiết kế thêm một số nơi để trang bày những đồ vật yêu thích của gia chủ.
Những chiếc ngăn kéo sẽ là nơi cất dấu những vật dụng nhỏ nhỏ, xinh xinh giúp cho phòng khách nhỏ nhắn của gia đình bạn thêm gọn gàng, rộng rãi.
Ngược lại, những loại kệ có nhiều chi tiết hoa văn hợp với dạng nhà phong cách cổ.
Nếu phòng khách nhà bạn nhỏ, bạn chọn cách ngồi bệt dưới sàn với chiếc bàn vuông kiểu Nhật Bản, thì hãy chọn một chiếc kệ có thiết kế vuông vức, đơn giản.
Màu sắc và chất liệu của kệ cũng được các gia chủ chú trọng, nhưng gỗ và kính vẫn là hai lựa chọn được đông đảo người tiêu dùng tin cậy hơn cả bởi độ bền và sự đa dạng trong cách phối màu của hai thiết bị này.

Mách nhỏ bạn 15 mẹo cho căn bếp thêm gọn gàng và đáng yêu

Bạn có thể cất sách trong ngăn kéo bàn ăn hay trên nóc lò nướng, chứ nhất định không được để trên mặt bàn bếp.Gia vị là thực phẩm không thể thiếu trong căn bếp. Và nếu bạn có nhiều loại gia vị thì cần phải cất vào 1 ngăn riêng hoặc để trên bàn nhưng được đặt trong hộp hay giá. Tuy nhiên, tốt nhất nên để trong ngăn kéo bếp, ngay dưới bếp nấu, như thế sẽ giúp không gian trên mặt bếp thoáng đãng.
Bếp có lẽ là nơi có công năng sử dụng lớn nhất trong nhà. Vì thế, bà nội trợ nào cũng muốn nó sạch sẽ và ngăn nắp.
Thêm vào đó, nó sẽ giúp bạn nấu ăn nhanh hơn nhờ biết rõ mọi thứ ở đâu.
1. Dọn sạch đống lộn xộn
Hãy bỏ tất cả mọi thứ ở trên mặt bếp vào trong các hộc và giá đựng. Mỗi ngày cần thu dọn 1-2 lần mặt bàn bếp.
2. Nếu bày trên mặt bàn hãy dùng hộp
Ví dụ dùng chạn i-nox có kích thước vừa đủ để thể xếp được các dụng cụ nấu nướng, thìa dĩa… Đặt nó ở gần lò vi sóng/khu vực thuận lợi. Dùng giỏ để đựng thư từ hay các giấy tờ khác.
3. Sắp xếp các ngăn kéo
Sử dụng các ngăn chia đặc biệt. Dùng các rổ để đựng các vật nhỏ nhằm tránh thất lạc.
4. Đừng đặt các loại khăn lên mặt bếp
Đặc biệt nếu bàn luôn ẩm ướt. Hãy tạo vài móc treo ở bên cạnh tủ, phía dưới chậu rửa. Việc lấy khăn dễ mà sử dụng ngay tại chỗ cũng rất đơn giản.
5. Nơi để sách nấu ăn
Bạn có thể cất sách trong ngăn kéo bàn ăn hay trên nóc lò nướng, chứ nhất định không được để trên mặt bàn bếp.
6. Tập trung gia vị
Gia vị là thực phẩm không thể thiếu trong căn bếp. Và nếu bạn có nhiều loại gia vị thì cần phải cất vào 1 ngăn riêng hoặc để trên bàn nhưng được đặt trong hộp hay giá. Tuy nhiên, tốt nhất nên để trong ngăn kéo bếp, ngay dưới bếp nấu, như thế sẽ giúp không gian trên mặt bếp thoáng đãng.
7. Tổ chức các ngăn kéo theo hệ thống
 Các loại chén, cốc để riêng, đĩa để riêng… Giữ cho các nhóm này luôn ngăn nắp.
 8. Dùng các hộp nhựa
 Có một số sản phẩm rất khó cất giữ nếu không có các loại hộp. Vì thế hãy mua các hộp nhựa lớn để đựng chúng và đặt ở dưới gầm chậu rửa.
9. Dụng cụ đựng theo nhóm
 Ví dụ giấy bếp, ni-lon thực phẩm, giấy thiếc cần được để trong hộp đựng chuyên dụng đặt ở bàn ăn hay gần tủ lạnh; nước rửa bát, giẻ rửa bát cần được để trong 1 giỏ/khay và đặt ngay gần chậu rửa để dễ dàng sử dụng.
10. Xếp chồng để tiết kiệm không gian
 Có thể đặt một số thiết bị chồng lên nhau để mặt bếp rộng rãi hơn.
11. Kiểm tra ngăn kéo thường xuyên
 Mạnh dạn loại bỏ những đồ dùng không còn dùng tới hoặc hết hạn trong các ngăn kéo. Nhớ kiểm tra hạn sử dụng của các thực phẩm tích trữ.
12. Không bày biện cả những đồ vật thiết yếu, dùng hằng ngày trên mặt bàn
 Lót nồi, bao tay cần được cất gọn gàng trong ngăn kéo thay vì vứt lung tung trên mặt bếp.
13. Chạn cũng cần ngăn nắp
 Hãy đựng ngũ cốc và các hộp, xếp các loại đồ hộp cùng 1 chỗ và đựng đường, bột mỳ vào lọ kín.
14. Cất các dụng cụ vệ sinh
Dưới gầm chậu rửa là nơi lý tưởng để giấu các loại nước tẩy trùng, làm sạch.
15. Một tấm bảng giấy nhỏ
Thiết kế 1 tấm bìa nhỏ để gắn các tờ giấy ghi các quy tắc, thực đơn và các phiếu ăn mà bạn sưu tầm được.
Nếu những điều trên cũng không làm căn bếp của bạn trông gọn gàng hơn thì hãy thuê 1 chuyên gia để giúp tổ chức lại căn bếp.

Ý tưởng hay cho việc sơn lại cửa sổ đón năm mới thêm mới mẻ hơn

Trước tiên bạn cần làm sạch cửa sổ với nước xà phòng loãng, đảm bảo loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn bám trên cửa, và bạn cần chú ý đến những rãnh nhỏ, các đường viền trên bề mặt khung cửa bởi đây là những vị trí rất khó vệ sinh. Sử dụng giấy ráp mịn đánh sạch bề mặt làm việc và vẫn cần chú ý đến những góc cạnh của cửa để đảm bảo bề mặt được làm kỹ trước khi quét sơn. Sau đó dùng vải sạch lau thật khô cửa để đảm bảo chất lượng của nước sơn.
Năm mới tới cũng là lúc mọi người luôn mong muốn và chờ đợi những điều mới mẻ tốt lành sẽ đến.
Để làm mới không gian chào đón năm mới, tại sao bạn không thử tự mình làm mới cửa sổ để mang lại một chút thay đổi cho nhà mình?
Những gì bạn cần đó là giấy ráp mịn, chổi quét sơn, băng dính giấy, xà phòng hoặc nước tẩy rửa, sơn gỗ, bọt biển…cùng với khoảng 2 giờ đồng hồ cho một cửa sổ kích thước vừa và nhỏ.
Công việc này không đòi hỏi nhiều kỹ năng phức tạp, chỉ cần bạn cẩn thận một chút là có thể mang đến cho không gian sống của mình sự thay đổi đáng kể. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bạn có thể bắt tay vào công việc với trình tự như sau.
Trước tiên bạn cần làm sạch cửa sổ với nước xà phòng loãng, đảm bảo loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn bám trên cửa, và bạn cần chú ý đến những rãnh nhỏ, các đường viền trên bề mặt khung cửa bởi đây là những vị trí rất khó vệ sinh.
Sử dụng giấy ráp mịn đánh sạch bề mặt làm việc và vẫn cần chú ý đến những góc cạnh của cửa để đảm bảo bề mặt được làm kỹ trước khi quét sơn. Sau đó dùng vải sạch lau thật khô cửa để đảm bảo chất lượng của nước sơn.
Dùng băng dính giấy dán xung quanh các mép gỗ để khi sơn nếu vẩy bẩn lên bề mặt kính bạn chỉ cần bóc băng dính là loại bỏ được các vết bẩn đó. Khi bắt đầu sơn, bạn nên sơn từ trên xuống, sơn từ những chỗ phức tạp sơn ra bên ngoài.
Một vài lời khuyên đối với công việc này
Bạn sẽ thực hiện công việc tốt hơn nếu bạn làm việc có phương pháp, hãy quyết tâm thực hiện nó với tất cả nhiệt huyết.
Tốt nhất bạn nên sử dụng riêng một loại chổi quét có kích thước nhỏ để quét ở những vị trí khó như đường viền, khe, cạnh…trên khung cửa rồi mới tiến hành quét sơn cho cửa sổ.
Quét đều tay từ trên xuống dưới, không thấm chổi sơn quá đẫm vì như thế sẽ làm hỏng vẻ đẹp của nước sơn.